25TH ANNIVERSARY MASS Homily by Cardinal Donald Wuerl Archbishop of Washington
It is a great pleasure for me to join all of you and your pastor, Father Tam Tran, to celebrate the 25th anniversary of Our Lady of Vietnam Parish. The history of this parish is the story as well of the faith, courage and resourcefulness of the Vietnamese people who came to this country fleeing persecution and seeking freedom, including religious liberty to practice their Catholic faith. At this point we must also recognize and thank God for the former pastors of Our Lady of Vietnam Parish, Monsignor Peter Long and Father An Vu. And of course we need to salute and thank all of the lay faithful who have so strongly supported this parish. Today we rejoice in this history of this parish and we reflect on our identity as disciples of the Lord Jesus, risen from the dead and with us today. We identify ourselves as a faith community, as a people who accept Jesus, his Gospel and his teaching. We deliberately choose to follow him in the hope of someday joining him forever in the glory of our heavenly Father where we will come to share the eternal life that is the fruit of the Resurrection. Our Catholic faith teaches us that in hearing and accepting Jesus’ Gospel and message we do not do so just as individuals but as God’s family, his Church. It is precisely in his Church established by Jesus that we continue to find his presence today. In the Gospel for this Second Sunday of Easter we hear how after his Resurrection, Jesus appeared to his Apostles and offered them his peace as he sent them out to proclaim the Good News of his Resurrection. To enable them to do this, he breathed on them giving them the gift of the Holy Spirit, “Receive the Holy Spirit. Whose sins you forgive are forgiven them, and whose sins you retain are retained” (John 20:21). The first reading today taken from the Acts of the Apostles describes what that early Christian community looked like. It tells us that these first disciples of Jesus devoted themselves to the teaching of the Apostles, to the communal life, to the breaking of bread and to the prayers. As we celebrate the 25th anniversary of Our Lady of Vietnam Parish, we recognize that for the past quarter century that is exactly what has happened here and what continued to happen in this parish. We are a people who pray. We come together in the Spirit recognizing that the language of the Church is prayer. This Church building is a place set apart for prayer. We also remain faithful to the teaching of the Apostles. That is why the ambo / pulpit is such an important fixture. Because here the Word of God and the teaching of the Church are proclaimed for all of us hear once again. This parish, as every parish in the Church, has been charged to build up the faith community. We recognize that it is not just as individuals but as faith family that we carry out our responsibilities, hence the strong tradition in this parish of social responsibility – caring for one another. Finally, we come together at the altar to celebrate the Eucharist. This is center fixture in every Catholic Church as it is here in the Church of Our Lady of Vietnam. We come together to celebrate the Eucharist which is the source of our identity and Christian life. We recognize that here the Paschal Mystery is made present and we share its fruit. Saint John Paul II in his encyclical on the Eucharist, Ecclesia de Eucharistia, told us, “When the Church celebrates the Eucharist, the memorial of her Lord’s death and Resurrection, this central event of salvation becomes really present and ‘the work of our redemption is carried out’” (11). What we see here at Our Lady of Vietnam Parish we see throughout the entire archdiocesan Church, we see throughout the whole Church Universal. We are God’s people. We come together to be formed by God’s Word. We come together to be nourished by the sacraments most particularly the Eucharist. And we come together so that out of God’s love for us and our love for God and one another we can care for the needs of one another. What we celebrate today, then, is the fidelity of this portion of God’s family to the mission of the Church, to God’s plan, to God’s Word, to God’s sacramental presence with us, and to the recognition of our identity as God’s family. But we do not just celebrate the past and look back on the accomplishments of the parish. Today we look also to the present moment and then to the future. As we celebrate the present, we recognize it is our turn to pass on the faith as did our ancestors over all these many years ago. Our celebration today is of the faith and of this family – this community – this parish that has fostered, loved and proclaimed our Catholic heritage. Finally we ask God’s blessings for the future. Who could have ever said what was to come as the Vietnamese Catholics gathered in this parish a quarter of a century ago? So with the same faith, perseverance and love we look to the future and ask God’s blessings on this parish. Congratulations on these 25 years as a parish. May God continue to bless you as together all of us proclaim, Christ is risen, Christ is truly risen.
THÁNH LỄ KỶ NIỆM 25 NĂM THÀNH LẬP GIÁO XỨ Bài Giảng của Đức Hồng Y Donald Wuerl Tổng Giám Mục Washington
Tôi rất vui sướng liên kết với anh chị em và chủ chăn của anh chị em, Cha Trần X. Tâm, cử hành kỷ niệm 25 năm thành lập Giáo Xứ Mẹ Việt Nam.
Lịch sử của giáo xứ này cũng là câu chuyện về đức Tin, lòng can đảm, và khả năng ứng phó của người dân Việt Nam đã đến đất nước này, trốn chạy sự bách hại và tìm kiếm tự do, bao gồm tự do tôn giáo để thực hành đức tin Công Giáo của mình. Đến đây chúng ta cũng phải ghi nhận và cảm tạ Thiên Chúa về những chủ chăn trước đây của Giáo Xứ Mẹ Việt Nam, Đức ông Phê-rô Nguyễn Thanh Long và Cha Đô-mi-ni-cô Vũ Ngọc An. Và dĩ nhiên chúng ta cần chào mừng và cảm ơn tất cả tín hữu giáo dân đã và đang hỗ trợ giáo xứ này. Hôm nay chúng ta vui mừng về lịch sử của giáo xứ này, và chúng ta suy nghĩ về căn tính của chúng ta như những môn đệ của Chúa Giê-su, Đấng đã sống lại từ cõi kẻ chết và sống với chúng ta hôm nay. Chúng ta xác định căn tính của chúng ta như một cộng đoàn đức Tin, như một dân tộc tiếp nhận Đức Giê-su, Tin Mừng của Ngài, và giáo huấn của Ngài. Với suy xét cẩn thận chúng ta chọn lựa theo Ngài mà hy vọng rằng một ngày nào sẽ liên kết với Ngài đời đời trong vinh quang của Cha chúng ta trên trời, nơi chúng ta sẽ chia sẻ đời sống vĩnh cửu là hoa trái của sự Phục Sinh. Đức Tin Công Giáo của chúng ta dạy chúng ta rằng khi nghe và chấp nhận Tin Mừng và sứ điệp của Đức Giê-su, chúng ta không làm vậy chỉ như những cá nhân mà như gia đình của Thiên Chúa, Giáo Hội của Ngài. Đích xác chính ở trong Giáo Hội của Thiên Chúa được Đức Giê-su thiết lập mà chúng ta tiếp tục tìm gặp sự hiện diện của Thiên Chúa hôm nay. Trong Tin Mừng dành cho Chúa Nhật thứ hai này của mùa Phục Sinh, chúng ta nghe sau khi Ngài sống lại, Đức Giê-su hiện ra cho các tông đồ của Ngài và trao ban bình an của Ngài cho họ thế nào khi Ngài sai gửi họ ra đi loan báo Tin Mừng của việc Ngài Sống Lại. Để ban cho họ khả năng làm điều này, Ngài thổi hơi trên họ, ban cho họ quà tặng Thánh Thần, “Hãy nhận lấy Thánh Thần. Anh em tha tội cho ai, thì tội người ấy được tha; anh em cầm buộc tội ai, thì tội người ấy bị cầm buộc” (Gioan 20:22-23). Bài đọc một hôm nay lấy từ sách Công Vụ Tông Đồ mô tả cộng đoàn Ki-tô hữu sơ khai giống như gì. Bài đọc kể cho chúng ta rằng những môn đệ đầu tiên này của Đức Giê-su hiến mình cho giáo huấn của các Tông Đồ, cho đời sống cộng đoàn, cho việc bẻ bánh và cho việc cầu nguyện. Khi chúng ta cử hành 25 năm thành lập Giáo Xứ Mẹ Việt Nam, chúng ta công nhận rằng trong một phần tư thế kỷ đã qua, đó [tức là những gì vừa nói trên về cộng đoàn Ki-tô hữu sơ khai] chính xác là điều đã và đang xảy ra ở đây và tiếp tục xảy ra trong giáo xứ này. Chúng ta là một dân tộc cầu nguyện. Chúng ta đến với nhau trong Thần Khí mà nhận ra rằng ngôn ngữ của Giáo Hội là cầu nguyện. Tòa nhà này của Giáo Hội là nơi tách riêng ra cho việc cầu nguyện. Chúng ta cũng tiếp tục trung thành đối với giáo huấn của các Tông Đồ. Đó là tại sao tòa giảng là vật cố định quan trọng như thế. Bởi vì ở đây Lời của Thiên Chúa và giáo huấn của Giáo Hội được loan báo để cho tất cả chúng ta nghe lại một lần nữa. Giáo xứ này, giống như mọi giáo xứ trong Giáo Hội, được giao trách nhiệm xây dựng cộng đoàn đức Tin. Chúng ta nhận ra rằng chính không chỉ như những cá nhân nhưng như gia đình đức Tin mà chúng ta thực hiện các trách nhiệm của chúng ta, và do vậy thực hiện truyền thống mạnh mẽ về trách nhiệm xã hội trong giáo xứ này – đó là chăm sóc nhau. Cuối cùng, chúng ta đến với nhau tại bàn thờ để cử hành Thánh Thể. Đây là cái cố định trung tâm trong mọi nhà thờ Công Giáo, cũng như ở đây trong nhà thờ Mẹ Việt Nam. Chúng ta đến với nhau để cử hành Thánh Thể là cội nguồn của căn tính chúng ta và của đời sống Ki-tô hữu. Chúng ta nhận ra rằng ở đây Mầu Nhiệm Vượt Qua được làm thành hiện thực và chúng ta chia sẻ hoa trái của mầu nhiệm đó. Thánh Gioan Phao-lô II trong thông điệp của ngài về Thánh Thể, Ecclesia de Eucharistia, bảo chúng ta: “Khi Giáo Hội cử hành Thánh Thể, việc tưởng niệm cái chết và sự Sống Lại của của Chúa mình, biến cố trung tâm này của sự cứu rỗi thật sự trở nên hiện thực và ‘công việc cứu chuộc chúng được thực hiện’” (11). Điều mà chúng ta thấy ở đây tại Giáo Xứ Mẹ Việt Nam, chúng ta thấy khắp nơi trong toàn bộ Giáo Hội tổng giáo phận, chúng ta thấy khắp nơi trong toàn thể Giáo Hội Phổ Quát. Chúng ta là dân của Thiên Chúa. Chúng ta đến với nhau để được hình thành bởi Lời của Thiên Chúa. Chúng ta đến với nhau để được nuôi dưỡng bởi các bí tích, đặc biệt nhất là Thánh Thể. Và chúng ta đến với nhau để vì tình yêu thương của Thiên Chúa đối với chúng ta và vì tình yêu thương của chúng ta đối với Thiên Chúa và đối với nhau mà chúng ta có thể chăm sóc cho các nhu cầu của nhau. Vậy thì, điều chúng ta cử hành hôm nay đó là sự trung thành của một phần này trong gia đình Thiên Chúa đối với sứ mạng của Giáo Hội, đối với chương trình của Thiên Chúa, đối với Lời của Thiên Chúa, đối với việc Thiên Chúa ở với chúng ta nhờ qua các bí tích của Ngài, và đối với việc công nhận căn tính của chúng ta như là gia đình của Thiên Chúa. Nhưng chúng ta không chỉ cử hành quá khứ và nhìn lui lại những thành tựu của giáo xứ. Hôm nay chúng ta cũng nhìn vào giây phút hiện tại và rồi nhìn vào tương lai. Khi chúng ta cử hành hiện tại, chúng ta nhận ra là đến phiên mình, chúng ta phải truyền lại đức Tin giống như tổ tiên chúng ta đã làm trong suốt nhiều năm như vậy. Việc cử hành của chúng ta hôm nay thuộc về đức Tin và thuộc về gia đình này, cộng đoàn này, giáo xứ này, một giáo xứ đã và đang nuôi dưỡng, yêu quý, và loan báo di sản Công Giáo của chúng ta. Cuối cùng chúng ta cầu xin các phúc lành của Thiên Chúa cho tương lai. Ai đã từng có thể nói được điều gì sẽ xảy đến khi các người Công Giáo Việt Nam nhóm họp trong giáo xứ này cách đây một phần tư thế kỷ? Cũng vậy với cùng một đức tin, với cùng một sự kiên trì và với cùng một lòng yêu mến, chúng ta nhìn vào tương lại và cầu xin các phúc lành của Thiên Chúa xuống trên giáo xứ này. Tôi chúc mừng thời gian 25 năm này của anh chị em như là một giáo xứ. Xin Thiên Chúa tiếp tục ban phúc cho anh chị khi tất cả chúng ta cùng với nhau loan báo: Đức Ki-tô đã sống lại, Đức Ki-tô đã thực sự sống lại.