Chuyện Ông Cha Xứ và Ngôi Thánh Đường - Giấc Mơ Việt Nam
Ông Cha xứ viền điếu thuốc đặt vào nõ chiếc điếu cổ, ngón tay cái hơi miết nhấn những sợi thuốc nâu sậm xuống và châm lửa. Ông rít một hơi gọn dòn tan, dụi bỏ que diêm, rồi thở ra rất chậm rãi. Khói thuốc lào đậm xanh, như quánh lại không tan nổi trong cái không khí oi bức của một buổi chiều mùa hạ. Ông ngồi đó dưới gốc cây mơ màng nhìn xuyên qua làn khói. Những thanh sắt làm khung trơ trọi, những mảng tường chưa dựng kín, những chiếc mái cong vút vẫn còn phải có cái chống, cái kê nhưng ông biết chắc cái giấc mơ mà ông gọi là Giấc Mơ Việt Nam của ông nay đã thành.
Hẳn là còn những khó khăn trước mặt về đủ mọi phương diện nhưng linh mục Phêrô Nguyễn Thanh Long, Chánh Xứ Giáo Xứ Mẹ Việt Nam biết chắc Ngôi Thánh Ðường, cái giấc mơ Việt Nam của ông, sẽ mở cửa chào đón mọi người nhân lễ Thánh Hiến vào ngày 4-11-2000 tới đây. Ngày đó, như nhiều ngày tháng khác trong quá khứ, là một dấu mốc lớn trong cuộc đời làm linh mục của ông.
Linh Mục Nguyễn Thanh Long 61 tuổi, quê ở Báo Ðáp, Nam Ðịnh nhưng làng của ông lại thuộc địa phận Bùi Chu. Ông đi tu từ nhỏ, lúc 11 tuổi được gia đình gửi ông vào nhà
dòng ở Bùi Chu. Ông thụ phong linh mục năm 26 tuổi tại Sài Gòn và chỉ hai năm sau, ông đã được đề cử làm Chánh Xứ. Ðây có thể là niềm hãnh diện của ông vì bình thường một linh mục muốn được cử đi coi xứ phải ít nhất năm năm sau khi thụ phong. Trường hợp của ông là ngoại lệ.
Ông kể "cái đó khiến tôi trở nên kiêu ngạo. Còn trẻ, nhưng tôi được Ðức Cha tin, giao phó mọi công việc. Tôi có nhà riêng, có tài xế. Tôi là Cha Chính Xứ, là hiệu trưởng, là giám đốc nhà băng, là giám đốc truyền bá phúc âm, là tổng tuyên úy của 30,000 bà mẹ Công giáo... Tôi tưởng tôi làm gì cũng xong."
Cái ông linh mục trẻ tuổi đó xông xáo, lăn lưng vào mọi hoạt động mà ông nghĩ rằng hợp lý. Ông bàn với Ðại Tá Nguyễn Bé về những bất lực trong nỗ lực chống Cộng của Việt Nam Cộng Hòa, về nạn tham nhũng mỗi ngày một trở thành quốc nạn, về những thiếu sót trong công việc huấn luyện sĩ quan và ông đã đưa ra những giải pháp đao to búa lớn để chấn chỉnh. Ông bất chấp những tiếng xì xào chung quanh, bắt tay làm việc chặt chẽ với các tu sĩ Phật Giáo đến nỗi một số con chiên gọi ông là Thích Thanh Long. Khi nhận xứ Tân Châu, Vũng Tàu, ông mua được một thửa đất để dựng nhà thờ nhưng chung quanh đó có nhiều ổ mãi dâm. Ông vẫn tiến hành chương trình và dần dần những ổ mãi dâm đã phải dọn đi nơi khác, nhường chỗ cho con chiên của Chúa. Ông thành công và càng thành công, càng được các Cha bề trên tin cậy. Ông càng tự tin, tự tin đến độ sau này ông dùng chữ kiêu ngạo để tự chỉ mình vào thời gian đó. Trong suốt 10 năm sau khi thụ phong linh mục, ông chỉ đi tới, gạt bỏ mọi chông gai, luôn luôn nhìn phía trước và luôn luôn nghĩ không có gì có thể cản nỗi tiến trình phục vụ Chúa, phục vụ Giáo hội của ông.
Cho đến khi như tất cả những người dân Việt Nam sau 1975, ông bị lột trần, bị ném vào một hoàn cảnh khác, một môi trường khác. Ông chơ vơ, lủi thủi, bất lực và lòng kiêu ngạo của ông bị xúc phạm nặng. Ông nói về khởi đầu của một quãng thời gian đen tối nhất trong cuộc đời phục vụ Chúa của ông: "Tôi nổi giận. Ngay từ lúc cầm chiếc cà mèn đi lãnh cơm ở đảo Guam, tôi thấy trời đất như xụp đổ. Tôi nhìn các chức sắc của miền Namvà ngay cả các cha bạn như những bức tranh tồng ngồng không khung, quăng lăn lóc ở một xó." Ông không than, không khóc nhưng máu ông lúc nào cũng như sôi lên.
1975 ông đến Harrisburg, Pensylvania tạm ở trong địa phận này. Khi một linh mục vô cớ rời khỏi xứ không có phép của giáo hội là một tội lớn. Nhưng vì hoàn cảnh đặc biệt của miền Nam, Ðức Giáo Hoàng đã ban phép xá tội và yêu cầu các giáo phận khắp nơi trên thế giới dang tay rộng mở đón tiếp và giúp đỡ các linh mục Việt Nam. Linh mục Nguyễn Thanh Long được giáo phận Harrisburg đón, nhưng ông thấy mình chỉ là một con chiên ghẻ lở, bị hất hủi. Ông nói "Có thể vì cái nỗi đau mất nước quá lớn, có thể vì hoàn cảnh sống khác biệt, có thể vì bất đồng ngôn ngữ, có thể vì cô đơn và lớn hơn cả có thể vì lòng kiêu ngạo của chính tôi."
Ông xin chuyển về Hoa Thịnh Ðốn. Cái màn đen chung quanh ông càng ngày càng che kín, dìm ông vào những đau khổ mà sau này nhìn lại ông nói "Chỉ có Chúa mới giúp tôi vượt qua." Ông định xuất, phủ nhận tất cả. Ông định lấy vợ đẻ con, sống như một người dân lưu vong dật dờ. Ông sống trong một căn phòng nhỏ của giáo phận nhưng suốt ngày ở ngoài đường, tìm gặp người này người kia, cho đến tối mịt mới về. Cung cách sống và thái độ sống khiến ông được những người đồng đạo gọi là "Long Ðiên." Một người thân với ông, ông Ðỗ Ðình Duyệt kể lại: "Cha Long đi chơi với tôi suốt ngày. Cha vẫn ôm theo cái điếu cày. Ðến tối khi tôi thả cha xuống, ông cứ lần khân như sợ hãi. Và khi ông
xuống, ông đứng bên lề đường như không muốn về nơi tạm cư. Ông cứ đứng đó nhìn chúng tôi cho đến khi xe đi mất hút."
Linh mục Nguyễn Thanh Long với lòng kiêu ngạo cao độ, như giây đàn căng quá chỉ chờ một cái búng tay nhỏ là đứt tung. Một buổi tối, ông về lại nơi tạm trú và mở nước tắm. Chưa kịp tắm thì có tiếng gõ cửa. Một vị linh mục người Mỹ ở ngay dưới phòng ông mặt hầm hầm. Cha Long kể: "Chắc là vì cái cư xá cũ quá, ống nước bị hư sao đó, nên nước ở trên phòng tôi rỉ xuống dưới. Ông linh mục người Mỹ nói với tôi và tôi chỉ nghe được chữ Mad. Tôi dở tự điển thì thấy Mad là điên rồ. Bây giờ ngồi nghĩ lại không rõ ông cha bạn người Mỹ nói "You are mad" hay "I am mad at you" nhưng lúc đó thì tôi nổi điên thật sự. Nó bảo mình điên. Tôi nhất định xuất." Ông kể tiếp, "Ba giờ sáng tôi lui cui lo thu dẹp để rời khỏi nơi tạm cư, rời khỏi đời sống của một linh mục, rời khỏi niềm tin và rời khỏi Chúa. Khi mọi sự đâu vào đấy, quần áo thồn vào vali, tôi nhìn lại lần cuối. Trên chiếc bàn có một máng cỏ nhỏ, trong đó Chúa Hài Ðồng bé tí nằm. Tôi nhìn ông Chúa của tôi chăm chú. Một cái gì sống lại, bừng lên trong tôi. Ông Chúa của tôi cũng đã phải sinh ra, lớn lên, chịu khổ đau như bất cứ con người nào. Cái gì đã khiến Ngài vượt lên? Tôi ngồi xuống mép giường nhìn máng cỏ, nhìn Chúa Hài Ðồng. Cái khổ đau của tôi có sánh được với cái khổ đâu của Chúa chăng?"
Vị linh mục trẻ với một tương lai đầy sáng lạng của miền Nam, ông Cha Long lưu vong hoài niệm quá khứ vàng son, không chấp nhận thực tế, "Long Ðiên" toan chối Chúa - Cái ông Cha xứ đó bừng tỉnh vào đêm Ðại Ngộ giống như một Thiền Sư vừa vượt cửa ải sống chết để đến bờ giác.
Cha Long quay về với con chiên bổn đạo của đặc xứ Mẹ Việt Nam. Lúc đó là 1977, vùng Maryland có khoảng 45 gia đình Thiên Chúa Giáo, không có nơi thờ phụng riêng mà phải làm lễ nhờ ở các nhà thờ Mỹ. Cha Long đi ra ngoài ở với vài em bé tị nạn và bương ba. Ông lăn lưng vào làm việc như những ngày ở Xuân Lộc, Giáo Xứ đầu tiên của ông. Niềm tin trở lại đem đến niềm mơ. Ông mơ thấy đặc xứ mỗi ngày một lớn, và trở thành một xứ đạo có nhà thờ riêng. Ông kể "Một hôm Chủ Nhật sau khi làm lễ, tôi thấy phải có nhà thờ riêng cho con chiên bổn đạo. Cái suy nghĩ đó cứ một ngày một ám ảnh tới độ trở thành một giấc mơ." Ông cố gắng cùng với cái nhóm nhỏ bổn đạo dành dụm, xoay sở. Cách giản dị nhất là tìm mua lại một nhà thờ nhỏ. Ba lần ông tưởng mình đã thành công nhưng rồi cuộc thương thảo mua bán bất thành. Ngôi giáo đường mỗi lúc một thành hình trong tưởng tượng và mỗi lúc mỗi trở thành ám ảnh khôn nguôi. Trong khi đó bổn đạo cứ mỗi lúc theo sóng người tị nạn càng ngày càng đông, lên đến 65 gia đình.
Ngôi giáo đường không thể chỉ là những ý nghĩ mơ hồ mà phải được thể hiện trên giấy tờ. Ông tìm gặp các kiến trúc sư Việt Nam, bàn với họ, nói với họ về cái ngôi giáo đường trong mơ của ông. Bản phác thảođầu tiên do KTS Nguyễn Văn Huy vẽ. Hệ thống giáo quyền buộc ông phải trình bày dự án lên cho Tòa Tổng Giáo Mục địa phận Hoa Thịnh Ðốn.
Ông chờ và chờ. Không một hồi âm. Chẳng lẽ Ðức Cha không thèm để ý đến nguyện vọng của ông Cha xứ và đám con chiên lưu vong này chăng? Gần ba năm trôi qua, cho đến một hôm ông không chờ nổi và đi đến quyết định rõ rệt. Ông đi nghỉ hè Sa-ba Ti-co một thời gian dài nếu dự án bị từ chối. Ông lên gặp Ðức Tổng Giám Mục James Cardinal Hickey để hỏi cho ra lẽ. Ðức Cha ngẩn người cho hay chưa hề thấy dự án được trình lên. Ngài gọi văn phòng và sau khi nghe trình bày cặn kẽ nguyện vọng của con chiên bổn đạo
Việt Nam, Ngài phê chuẩn dự án.
Cha Long kể "Chúng tôi gặp may. Ngay lúc đó một chuyên viên địa ốc cho hay có một thửa đất ở đường New Hampshire đang rao bán. Ông trình lên Tòa TGM và toan tính điều đình giá cả. Chưa kịp điều đình thì TTGM đã ký mua nguyên giá 270,000 Mỹ kim. Thế có đau không. Giá TTGM hỏi một câu và để mình cò kè thì cũng còn bớt được chút ít. Nguyên tắc của Giáo Hội minh định rõ, tất cả tài sản đều thuộc Giáo Hội, nên thửa đất trên pháp lý là do TTGM đứng tên, nhưng mình phải lo trả tiền."
Cha Long cho hay sau hai tuần lễ, một chuyên viên địa ốc khác đến điều đình trả 500,000 để mua lại thửa đất nhưng "Có phải của tư riêng đâu mà bán với buôn."
Ðó là năm 1986. Có đất cắm dùi rồi, bổn đạo xúm nhau lại lo dọn dẹp sửa soạn cho việc xây cất. "Vừa ngu, vừa dốt, chúng tôi không hề biết bất cứ luật lệ nào trong quá trình xây cất của Mỹ, tưởng mọi sự dễ dàng." Những khó khăn bắt đầu hiện ra trước mặt. TTGM hỏi ai là kiến trúc sư, có thành tích gì về các đồ án trong quá khứ không? Tất nhiên là không, và TTGM tự ý lựa dùm một vị là KTS Frank.
Sau 75 phiên họp, Cha Long đem hết cái ước mơ để kết hợp với chuyên môn của KTS Frank và cuối cùng ngôi thánh đường tưởng tượng của ông Cha xứ hiện thực trên giấy vẽ. Ngôi giáo đường này khác hẳn với cái hình ảnh đầu do KTS Huy phác họa, cũng giống như cái tài khoản mà Cha Long dự trù lúc đầu khác hẳn với chi phí khi được tính toán trên giấy.
Như lời tâm sựcủa cha Long, ông nghĩ quá lắm là hết nửa triệu nhưng cuối cùng con số lớn hơn nhiều và "tôi trở thành ông cha ăn mày." Ông khi khắp nước Mỹ, có lần ông liên tục đi giảng và trình bày về cái ước mơ Việt Nam của ông tại 13 nhà thờ Việt Nam trên nhiều tiểu bang. "Ồ, có những cảm động không bút nào tả xiết. Một lần một em bé cầm $100.00 đưa cho tôi và nói "Tại vì cha ăn mày, con kể với bố mẹ, bố mẹ bảo đưa tiền cho cha." Lại còn nhóm thanh niên Phật tử ở Chicago tình nguyện góp 2 năm liền mỗi tháng 50 Mỹ kim. Những khó khăn chồng chất khiến có những lúc tôi muốn bỏ cuộc, nhưng vì ân tình của quá nhiều người nên tôi không thể phủi tay." Những khó khăn không chỉ về pháp lý, về tài khoản mà về cả tinh thần.
Cha Long nói "Lúc đầu nhiều tiếng xì xào rằng nhà thờ gì mà như ngôi chùa. Hoặc nợ ngân hàng như vậy, lỡ phá sản, bán cái nhà thờ không giống ai thì ai mua?"
Ðặc xứ Mẹ Việt Nam cũng theo cái ước mơ của Cha xứ mỗi ngày một lớn mạnh. Nỗ lực của Cha xứ không chỉ là nước lã trôi sông. Tòa Giám Mục đã chấp nhận nâng cấp và vào ngày 22/2/1990, Ðức Hồng Y James Cardinal Hickey đã tuyên phong Xứ thành Giáo Xứ Mẹ Việt Nam, Xứ 135 thuộc Tổng Giáo Phận Hoa Thịnh Ðốn.
Ðây là một bước tiến dài của cộng đồng Công giáo Việt Nam vùng Maryland/Hoa Thịnh Ðốn. Ba năm sau đó, vào năm 1993 tầng trệt của ngôi giáo đường hoàn tất. Ðây là phần
móng được xây cất vững chãi, rộng 10,000 square feet làm nền cho tầng chính của công trình kiến trúc. Từ nay, Cha Long khỏi dắt con chiên bổn đạo đi lễ nhờ ở những nhà thờ Mỹ. Từ nay bổn đạo có chỗ để lui tới, dự thánh lễ, để phụng thờ Chúa.
Bảy năm sau khi tầng trệt hoàn tất, sắp đến ngày giấc mơ của Cha xứ trở thành hiện thực. Cha Long trong một chiều hè oi nồng nhạt nắng dưới gốc cây, bên chiếc điếu cổ, tâm sự: "Khi Thiên Chúa Giáo được truyền vào Việt Nam kèm theo đó là kiến trúc Tây phương, Gô-tích thì phải. Ðiều ấy hợp lý với các vị giáo sĩ Âu Châu nhưng không hợp lý với suy
nghĩ Việt Nam. Tôi vẫn bị chấn động về những cải cách của Cộng Ðồng Vatican II. Tôi gọi nhà thờ này là Giấc Mơ Việt Nam vì tôi muốn ngôi giáo đường thờ phụng Chúa phải có màu sắc dân tộc, có giếng làng, có Tam quan, có tứ phương tám hướng, có tròn vuông của bánh dầy bánh chưng, có thiên địa nhân, có trời đất cha mẹ, có cái mái cong của kiến trúc Việt Nam." Ông say sưa nói về triết đông, về dân tộc tính, về con người Việt Nam dĩ nông vi bản, về một công trình Việt trên đất Mỹ (xin xem phần mô tả Ngôi Thánh Ðường đăng kèm.)
Khi được hỏi ông đang nghĩ gì, Cha xứ Phêrô Nguyễn Thanh Long rít thêm một điếu thuốc lào, nhìn thẳng vào người đối diện: "Ông bố tôi chỉ học không hết lớp ba nhưng ông thật giỏi. Ông viết cho tôi rất đều, có lẽ tổng cộng trên 500 trang giấy. Tôi được như ngày nay chính là nhờ những lá thư nhắn nhủ của người. Tôi là người đã giơ chân đạp mũi nhọn. Tôi đã có lúc không tin Chúa. Hai mươi năm trước có ai, kể cả tôi, nghĩ rằng Cha Long còn có thể mặc áo lễ lên bục nhà thờ giảng?"
Con chiên của Giáo Xứ Mẹ Việt Nam, những người Thiên Chúa Giáo ở khắp nơi, và cả những bằng hữu không cùng tín ngưỡng với ông thì tin rằng Chúa đã chọn ông và ông sẽ suốt phần đời còn lại tận tụy với đạo, với bổn đạo và làm thăng hoa cái Giấc Mơ Việt Nam của ông và cũng là của chung tất cả người Việt Nam khắp nơi.
GIẤC MƠ ÐÃ THÀNH - Thánh Ðường Giáo Xứ Mẹ Việt Nam
Thánh Ðường Giáo Xứ Mẹ Việt Nam tọa lạc tại 11814 New Hampshire Ave., Siver Spring, tiểu bang Maryland trên một thửa đất rộng 4 mẫu 3. Phác thảo đầu tiên do KTS Nguyễn văn Huy vẽ nhưng sau đó KTS Frank hội ý cùng linh mục Nguyễn Thanh Long đã vẽ bản vẽ cuối cùng.
Thánh Ðường hình vuông, mỗi bề rộng 100 feet gồm 2 tầng, tổng cộng diện tích xử dụng 20,000 square feet. Tầng trệt khánh thành vào tháng 9/1993, tầng chính dự tính khánh thành vào 4/11/2000.
Từ ngoài nhìn vào Thánh Ðường là Tam quan tượng trưng cho Thiên Ðịa Nhân, bước qua Tam quan sẽ thấy Thánh Ðường được 10 cột chống đỡ, tượng trưng cho Mười Ðiều Luật Chúa. Nhà thờ chính hình vuông giữa mái hình tròn và mái cong. Vuông Tròn là vua Hùng với bánh dầy bánh chưng, mái cong là kiến trúc kết hợp hài hòa giữa vuông tròn. Bốn cửa của Thánh Ðường tượng trưng cho thời gian, Xuân Hạ Thu Ðông, và không gian Ðông Tây Nam Bắc. Ðể tiến vào Thánh Ðường có năm cấp tượng trưng cho NHÂN-LỄ-NGHĨA-TRÍ-TÍN.
Phía trái nhà thờ sẽ có Giếng Rửa Tội, nơi tái sinh tín hữu. Giếng cũng gợi nhớ đến Giếng Làng trên quê hương Việt Nam. Ngoài ra còn có Con Thuyền tượng trưng cho Hình Ảnh Giáo Hội của Trần Gian, và hình ảnh của cuộc sống mỗi người lênh đênh giữa giòng đời. Trong thuyền là hình ảnh Bà Bồng Cháu tượng trưng cho lòng hi sinh dũng cảm của phụ nữ Việt Nam, và Bà Bồng Cháu ngồi dưới chân Mẹ Maria bồng Chúa Hài Ðồng. Trên đỉnh nhà thờ là Quả Trứng, tượng trưng cội nguồn của dân tộc Việt trong bọc trứng Âu Cơ.Trên Quả Trứng là bản đồ Việt Nam.
Linh mục Nguyễn Thanh Long có một bản đúc kết dày 30 trang giảng giải cặn kẽ những chi tiết kiến trúc và biểu tượng triết học dân tộc. Muốn có bản đúc kết xin liên lạc với Giáo Xứ Mẹ Việt Nam theo địa chỉ phía trên. Mặc dù chưa hoàn tất, Thánh Ðường đã gây được nhiều tiếng vang. Một vài vị linh mục ở Việt Nam cũng như ở Hoa Kỳ dự tính xây dựng nhà thờ đã đến tham khảo đồ án. Giáo Hội tại Việt Nam cũng tỏ ý hoan nghênh và gửi đến nhiều tặng vật nhân dịp Lễ Thánh Hiến sắp tới, đáng kể nhất.
Giáo Xứ Báo Ðáp gửi tặng một Chuông đường kính 90cm, cao 1 mét 6, nặng 350 kí-lô đúc tại Kiên Lao, Bùi Chu.
Tổng Giáo Phận Huế gửi tặng Chiêng đường kính 1 mét.
Tổng Giáo Phận Sài Gòn gửi tặng Trống đường kính 1 mét.
Cha Sở Chính Tòa Bùi Chu gửi tặng một Kiệu Bát Cống sơn son thếp vàng. Kiệu sẽ được trưng bày ở ngay cổng Tam Quan.
Linh mục Nguyễn Thanh Long cho hay ngân khoản thanh toán cho nhà thầu hiện còn thiếu trên dưới một triệu Mỹ kim. Tính từ nay cho đến ngày lễ Thánh Hiến chỉ còn hơn ba tháng. Khi hỏi tìm đâu ra tài khoản lớn như vậy, linh mục cho hay ông tin rằng tất cả những người Việt Nam khi được biết đến Giấc Mơ Việt Namsẽ giúp ông vượt qua khó khăn này.
Chúng tôi kêu gọi tất cả chúng ta hãy mỗi người một tay cùng linh mục Nguyễn Thanh Long hoàn thành Giấc Mơ Việt Nam. Mọi chi phiếu yểm trợ, xin gửi về: Giáo Xứ Mẹ Việt Nam, 11814 New Hampshire Ave., Silver Spring, MD 20904
Hẳn là còn những khó khăn trước mặt về đủ mọi phương diện nhưng linh mục Phêrô Nguyễn Thanh Long, Chánh Xứ Giáo Xứ Mẹ Việt Nam biết chắc Ngôi Thánh Ðường, cái giấc mơ Việt Nam của ông, sẽ mở cửa chào đón mọi người nhân lễ Thánh Hiến vào ngày 4-11-2000 tới đây. Ngày đó, như nhiều ngày tháng khác trong quá khứ, là một dấu mốc lớn trong cuộc đời làm linh mục của ông.
Linh Mục Nguyễn Thanh Long 61 tuổi, quê ở Báo Ðáp, Nam Ðịnh nhưng làng của ông lại thuộc địa phận Bùi Chu. Ông đi tu từ nhỏ, lúc 11 tuổi được gia đình gửi ông vào nhà
dòng ở Bùi Chu. Ông thụ phong linh mục năm 26 tuổi tại Sài Gòn và chỉ hai năm sau, ông đã được đề cử làm Chánh Xứ. Ðây có thể là niềm hãnh diện của ông vì bình thường một linh mục muốn được cử đi coi xứ phải ít nhất năm năm sau khi thụ phong. Trường hợp của ông là ngoại lệ.
Ông kể "cái đó khiến tôi trở nên kiêu ngạo. Còn trẻ, nhưng tôi được Ðức Cha tin, giao phó mọi công việc. Tôi có nhà riêng, có tài xế. Tôi là Cha Chính Xứ, là hiệu trưởng, là giám đốc nhà băng, là giám đốc truyền bá phúc âm, là tổng tuyên úy của 30,000 bà mẹ Công giáo... Tôi tưởng tôi làm gì cũng xong."
Cái ông linh mục trẻ tuổi đó xông xáo, lăn lưng vào mọi hoạt động mà ông nghĩ rằng hợp lý. Ông bàn với Ðại Tá Nguyễn Bé về những bất lực trong nỗ lực chống Cộng của Việt Nam Cộng Hòa, về nạn tham nhũng mỗi ngày một trở thành quốc nạn, về những thiếu sót trong công việc huấn luyện sĩ quan và ông đã đưa ra những giải pháp đao to búa lớn để chấn chỉnh. Ông bất chấp những tiếng xì xào chung quanh, bắt tay làm việc chặt chẽ với các tu sĩ Phật Giáo đến nỗi một số con chiên gọi ông là Thích Thanh Long. Khi nhận xứ Tân Châu, Vũng Tàu, ông mua được một thửa đất để dựng nhà thờ nhưng chung quanh đó có nhiều ổ mãi dâm. Ông vẫn tiến hành chương trình và dần dần những ổ mãi dâm đã phải dọn đi nơi khác, nhường chỗ cho con chiên của Chúa. Ông thành công và càng thành công, càng được các Cha bề trên tin cậy. Ông càng tự tin, tự tin đến độ sau này ông dùng chữ kiêu ngạo để tự chỉ mình vào thời gian đó. Trong suốt 10 năm sau khi thụ phong linh mục, ông chỉ đi tới, gạt bỏ mọi chông gai, luôn luôn nhìn phía trước và luôn luôn nghĩ không có gì có thể cản nỗi tiến trình phục vụ Chúa, phục vụ Giáo hội của ông.
Cho đến khi như tất cả những người dân Việt Nam sau 1975, ông bị lột trần, bị ném vào một hoàn cảnh khác, một môi trường khác. Ông chơ vơ, lủi thủi, bất lực và lòng kiêu ngạo của ông bị xúc phạm nặng. Ông nói về khởi đầu của một quãng thời gian đen tối nhất trong cuộc đời phục vụ Chúa của ông: "Tôi nổi giận. Ngay từ lúc cầm chiếc cà mèn đi lãnh cơm ở đảo Guam, tôi thấy trời đất như xụp đổ. Tôi nhìn các chức sắc của miền Namvà ngay cả các cha bạn như những bức tranh tồng ngồng không khung, quăng lăn lóc ở một xó." Ông không than, không khóc nhưng máu ông lúc nào cũng như sôi lên.
1975 ông đến Harrisburg, Pensylvania tạm ở trong địa phận này. Khi một linh mục vô cớ rời khỏi xứ không có phép của giáo hội là một tội lớn. Nhưng vì hoàn cảnh đặc biệt của miền Nam, Ðức Giáo Hoàng đã ban phép xá tội và yêu cầu các giáo phận khắp nơi trên thế giới dang tay rộng mở đón tiếp và giúp đỡ các linh mục Việt Nam. Linh mục Nguyễn Thanh Long được giáo phận Harrisburg đón, nhưng ông thấy mình chỉ là một con chiên ghẻ lở, bị hất hủi. Ông nói "Có thể vì cái nỗi đau mất nước quá lớn, có thể vì hoàn cảnh sống khác biệt, có thể vì bất đồng ngôn ngữ, có thể vì cô đơn và lớn hơn cả có thể vì lòng kiêu ngạo của chính tôi."
Ông xin chuyển về Hoa Thịnh Ðốn. Cái màn đen chung quanh ông càng ngày càng che kín, dìm ông vào những đau khổ mà sau này nhìn lại ông nói "Chỉ có Chúa mới giúp tôi vượt qua." Ông định xuất, phủ nhận tất cả. Ông định lấy vợ đẻ con, sống như một người dân lưu vong dật dờ. Ông sống trong một căn phòng nhỏ của giáo phận nhưng suốt ngày ở ngoài đường, tìm gặp người này người kia, cho đến tối mịt mới về. Cung cách sống và thái độ sống khiến ông được những người đồng đạo gọi là "Long Ðiên." Một người thân với ông, ông Ðỗ Ðình Duyệt kể lại: "Cha Long đi chơi với tôi suốt ngày. Cha vẫn ôm theo cái điếu cày. Ðến tối khi tôi thả cha xuống, ông cứ lần khân như sợ hãi. Và khi ông
xuống, ông đứng bên lề đường như không muốn về nơi tạm cư. Ông cứ đứng đó nhìn chúng tôi cho đến khi xe đi mất hút."
Linh mục Nguyễn Thanh Long với lòng kiêu ngạo cao độ, như giây đàn căng quá chỉ chờ một cái búng tay nhỏ là đứt tung. Một buổi tối, ông về lại nơi tạm trú và mở nước tắm. Chưa kịp tắm thì có tiếng gõ cửa. Một vị linh mục người Mỹ ở ngay dưới phòng ông mặt hầm hầm. Cha Long kể: "Chắc là vì cái cư xá cũ quá, ống nước bị hư sao đó, nên nước ở trên phòng tôi rỉ xuống dưới. Ông linh mục người Mỹ nói với tôi và tôi chỉ nghe được chữ Mad. Tôi dở tự điển thì thấy Mad là điên rồ. Bây giờ ngồi nghĩ lại không rõ ông cha bạn người Mỹ nói "You are mad" hay "I am mad at you" nhưng lúc đó thì tôi nổi điên thật sự. Nó bảo mình điên. Tôi nhất định xuất." Ông kể tiếp, "Ba giờ sáng tôi lui cui lo thu dẹp để rời khỏi nơi tạm cư, rời khỏi đời sống của một linh mục, rời khỏi niềm tin và rời khỏi Chúa. Khi mọi sự đâu vào đấy, quần áo thồn vào vali, tôi nhìn lại lần cuối. Trên chiếc bàn có một máng cỏ nhỏ, trong đó Chúa Hài Ðồng bé tí nằm. Tôi nhìn ông Chúa của tôi chăm chú. Một cái gì sống lại, bừng lên trong tôi. Ông Chúa của tôi cũng đã phải sinh ra, lớn lên, chịu khổ đau như bất cứ con người nào. Cái gì đã khiến Ngài vượt lên? Tôi ngồi xuống mép giường nhìn máng cỏ, nhìn Chúa Hài Ðồng. Cái khổ đau của tôi có sánh được với cái khổ đâu của Chúa chăng?"
Vị linh mục trẻ với một tương lai đầy sáng lạng của miền Nam, ông Cha Long lưu vong hoài niệm quá khứ vàng son, không chấp nhận thực tế, "Long Ðiên" toan chối Chúa - Cái ông Cha xứ đó bừng tỉnh vào đêm Ðại Ngộ giống như một Thiền Sư vừa vượt cửa ải sống chết để đến bờ giác.
Cha Long quay về với con chiên bổn đạo của đặc xứ Mẹ Việt Nam. Lúc đó là 1977, vùng Maryland có khoảng 45 gia đình Thiên Chúa Giáo, không có nơi thờ phụng riêng mà phải làm lễ nhờ ở các nhà thờ Mỹ. Cha Long đi ra ngoài ở với vài em bé tị nạn và bương ba. Ông lăn lưng vào làm việc như những ngày ở Xuân Lộc, Giáo Xứ đầu tiên của ông. Niềm tin trở lại đem đến niềm mơ. Ông mơ thấy đặc xứ mỗi ngày một lớn, và trở thành một xứ đạo có nhà thờ riêng. Ông kể "Một hôm Chủ Nhật sau khi làm lễ, tôi thấy phải có nhà thờ riêng cho con chiên bổn đạo. Cái suy nghĩ đó cứ một ngày một ám ảnh tới độ trở thành một giấc mơ." Ông cố gắng cùng với cái nhóm nhỏ bổn đạo dành dụm, xoay sở. Cách giản dị nhất là tìm mua lại một nhà thờ nhỏ. Ba lần ông tưởng mình đã thành công nhưng rồi cuộc thương thảo mua bán bất thành. Ngôi giáo đường mỗi lúc một thành hình trong tưởng tượng và mỗi lúc mỗi trở thành ám ảnh khôn nguôi. Trong khi đó bổn đạo cứ mỗi lúc theo sóng người tị nạn càng ngày càng đông, lên đến 65 gia đình.
Ngôi giáo đường không thể chỉ là những ý nghĩ mơ hồ mà phải được thể hiện trên giấy tờ. Ông tìm gặp các kiến trúc sư Việt Nam, bàn với họ, nói với họ về cái ngôi giáo đường trong mơ của ông. Bản phác thảođầu tiên do KTS Nguyễn Văn Huy vẽ. Hệ thống giáo quyền buộc ông phải trình bày dự án lên cho Tòa Tổng Giáo Mục địa phận Hoa Thịnh Ðốn.
Ông chờ và chờ. Không một hồi âm. Chẳng lẽ Ðức Cha không thèm để ý đến nguyện vọng của ông Cha xứ và đám con chiên lưu vong này chăng? Gần ba năm trôi qua, cho đến một hôm ông không chờ nổi và đi đến quyết định rõ rệt. Ông đi nghỉ hè Sa-ba Ti-co một thời gian dài nếu dự án bị từ chối. Ông lên gặp Ðức Tổng Giám Mục James Cardinal Hickey để hỏi cho ra lẽ. Ðức Cha ngẩn người cho hay chưa hề thấy dự án được trình lên. Ngài gọi văn phòng và sau khi nghe trình bày cặn kẽ nguyện vọng của con chiên bổn đạo
Việt Nam, Ngài phê chuẩn dự án.
Cha Long kể "Chúng tôi gặp may. Ngay lúc đó một chuyên viên địa ốc cho hay có một thửa đất ở đường New Hampshire đang rao bán. Ông trình lên Tòa TGM và toan tính điều đình giá cả. Chưa kịp điều đình thì TTGM đã ký mua nguyên giá 270,000 Mỹ kim. Thế có đau không. Giá TTGM hỏi một câu và để mình cò kè thì cũng còn bớt được chút ít. Nguyên tắc của Giáo Hội minh định rõ, tất cả tài sản đều thuộc Giáo Hội, nên thửa đất trên pháp lý là do TTGM đứng tên, nhưng mình phải lo trả tiền."
Cha Long cho hay sau hai tuần lễ, một chuyên viên địa ốc khác đến điều đình trả 500,000 để mua lại thửa đất nhưng "Có phải của tư riêng đâu mà bán với buôn."
Ðó là năm 1986. Có đất cắm dùi rồi, bổn đạo xúm nhau lại lo dọn dẹp sửa soạn cho việc xây cất. "Vừa ngu, vừa dốt, chúng tôi không hề biết bất cứ luật lệ nào trong quá trình xây cất của Mỹ, tưởng mọi sự dễ dàng." Những khó khăn bắt đầu hiện ra trước mặt. TTGM hỏi ai là kiến trúc sư, có thành tích gì về các đồ án trong quá khứ không? Tất nhiên là không, và TTGM tự ý lựa dùm một vị là KTS Frank.
Sau 75 phiên họp, Cha Long đem hết cái ước mơ để kết hợp với chuyên môn của KTS Frank và cuối cùng ngôi thánh đường tưởng tượng của ông Cha xứ hiện thực trên giấy vẽ. Ngôi giáo đường này khác hẳn với cái hình ảnh đầu do KTS Huy phác họa, cũng giống như cái tài khoản mà Cha Long dự trù lúc đầu khác hẳn với chi phí khi được tính toán trên giấy.
Như lời tâm sựcủa cha Long, ông nghĩ quá lắm là hết nửa triệu nhưng cuối cùng con số lớn hơn nhiều và "tôi trở thành ông cha ăn mày." Ông khi khắp nước Mỹ, có lần ông liên tục đi giảng và trình bày về cái ước mơ Việt Nam của ông tại 13 nhà thờ Việt Nam trên nhiều tiểu bang. "Ồ, có những cảm động không bút nào tả xiết. Một lần một em bé cầm $100.00 đưa cho tôi và nói "Tại vì cha ăn mày, con kể với bố mẹ, bố mẹ bảo đưa tiền cho cha." Lại còn nhóm thanh niên Phật tử ở Chicago tình nguyện góp 2 năm liền mỗi tháng 50 Mỹ kim. Những khó khăn chồng chất khiến có những lúc tôi muốn bỏ cuộc, nhưng vì ân tình của quá nhiều người nên tôi không thể phủi tay." Những khó khăn không chỉ về pháp lý, về tài khoản mà về cả tinh thần.
Cha Long nói "Lúc đầu nhiều tiếng xì xào rằng nhà thờ gì mà như ngôi chùa. Hoặc nợ ngân hàng như vậy, lỡ phá sản, bán cái nhà thờ không giống ai thì ai mua?"
Ðặc xứ Mẹ Việt Nam cũng theo cái ước mơ của Cha xứ mỗi ngày một lớn mạnh. Nỗ lực của Cha xứ không chỉ là nước lã trôi sông. Tòa Giám Mục đã chấp nhận nâng cấp và vào ngày 22/2/1990, Ðức Hồng Y James Cardinal Hickey đã tuyên phong Xứ thành Giáo Xứ Mẹ Việt Nam, Xứ 135 thuộc Tổng Giáo Phận Hoa Thịnh Ðốn.
Ðây là một bước tiến dài của cộng đồng Công giáo Việt Nam vùng Maryland/Hoa Thịnh Ðốn. Ba năm sau đó, vào năm 1993 tầng trệt của ngôi giáo đường hoàn tất. Ðây là phần
móng được xây cất vững chãi, rộng 10,000 square feet làm nền cho tầng chính của công trình kiến trúc. Từ nay, Cha Long khỏi dắt con chiên bổn đạo đi lễ nhờ ở những nhà thờ Mỹ. Từ nay bổn đạo có chỗ để lui tới, dự thánh lễ, để phụng thờ Chúa.
Bảy năm sau khi tầng trệt hoàn tất, sắp đến ngày giấc mơ của Cha xứ trở thành hiện thực. Cha Long trong một chiều hè oi nồng nhạt nắng dưới gốc cây, bên chiếc điếu cổ, tâm sự: "Khi Thiên Chúa Giáo được truyền vào Việt Nam kèm theo đó là kiến trúc Tây phương, Gô-tích thì phải. Ðiều ấy hợp lý với các vị giáo sĩ Âu Châu nhưng không hợp lý với suy
nghĩ Việt Nam. Tôi vẫn bị chấn động về những cải cách của Cộng Ðồng Vatican II. Tôi gọi nhà thờ này là Giấc Mơ Việt Nam vì tôi muốn ngôi giáo đường thờ phụng Chúa phải có màu sắc dân tộc, có giếng làng, có Tam quan, có tứ phương tám hướng, có tròn vuông của bánh dầy bánh chưng, có thiên địa nhân, có trời đất cha mẹ, có cái mái cong của kiến trúc Việt Nam." Ông say sưa nói về triết đông, về dân tộc tính, về con người Việt Nam dĩ nông vi bản, về một công trình Việt trên đất Mỹ (xin xem phần mô tả Ngôi Thánh Ðường đăng kèm.)
Khi được hỏi ông đang nghĩ gì, Cha xứ Phêrô Nguyễn Thanh Long rít thêm một điếu thuốc lào, nhìn thẳng vào người đối diện: "Ông bố tôi chỉ học không hết lớp ba nhưng ông thật giỏi. Ông viết cho tôi rất đều, có lẽ tổng cộng trên 500 trang giấy. Tôi được như ngày nay chính là nhờ những lá thư nhắn nhủ của người. Tôi là người đã giơ chân đạp mũi nhọn. Tôi đã có lúc không tin Chúa. Hai mươi năm trước có ai, kể cả tôi, nghĩ rằng Cha Long còn có thể mặc áo lễ lên bục nhà thờ giảng?"
Con chiên của Giáo Xứ Mẹ Việt Nam, những người Thiên Chúa Giáo ở khắp nơi, và cả những bằng hữu không cùng tín ngưỡng với ông thì tin rằng Chúa đã chọn ông và ông sẽ suốt phần đời còn lại tận tụy với đạo, với bổn đạo và làm thăng hoa cái Giấc Mơ Việt Nam của ông và cũng là của chung tất cả người Việt Nam khắp nơi.
GIẤC MƠ ÐÃ THÀNH - Thánh Ðường Giáo Xứ Mẹ Việt Nam
Thánh Ðường Giáo Xứ Mẹ Việt Nam tọa lạc tại 11814 New Hampshire Ave., Siver Spring, tiểu bang Maryland trên một thửa đất rộng 4 mẫu 3. Phác thảo đầu tiên do KTS Nguyễn văn Huy vẽ nhưng sau đó KTS Frank hội ý cùng linh mục Nguyễn Thanh Long đã vẽ bản vẽ cuối cùng.
Thánh Ðường hình vuông, mỗi bề rộng 100 feet gồm 2 tầng, tổng cộng diện tích xử dụng 20,000 square feet. Tầng trệt khánh thành vào tháng 9/1993, tầng chính dự tính khánh thành vào 4/11/2000.
Từ ngoài nhìn vào Thánh Ðường là Tam quan tượng trưng cho Thiên Ðịa Nhân, bước qua Tam quan sẽ thấy Thánh Ðường được 10 cột chống đỡ, tượng trưng cho Mười Ðiều Luật Chúa. Nhà thờ chính hình vuông giữa mái hình tròn và mái cong. Vuông Tròn là vua Hùng với bánh dầy bánh chưng, mái cong là kiến trúc kết hợp hài hòa giữa vuông tròn. Bốn cửa của Thánh Ðường tượng trưng cho thời gian, Xuân Hạ Thu Ðông, và không gian Ðông Tây Nam Bắc. Ðể tiến vào Thánh Ðường có năm cấp tượng trưng cho NHÂN-LỄ-NGHĨA-TRÍ-TÍN.
Phía trái nhà thờ sẽ có Giếng Rửa Tội, nơi tái sinh tín hữu. Giếng cũng gợi nhớ đến Giếng Làng trên quê hương Việt Nam. Ngoài ra còn có Con Thuyền tượng trưng cho Hình Ảnh Giáo Hội của Trần Gian, và hình ảnh của cuộc sống mỗi người lênh đênh giữa giòng đời. Trong thuyền là hình ảnh Bà Bồng Cháu tượng trưng cho lòng hi sinh dũng cảm của phụ nữ Việt Nam, và Bà Bồng Cháu ngồi dưới chân Mẹ Maria bồng Chúa Hài Ðồng. Trên đỉnh nhà thờ là Quả Trứng, tượng trưng cội nguồn của dân tộc Việt trong bọc trứng Âu Cơ.Trên Quả Trứng là bản đồ Việt Nam.
Linh mục Nguyễn Thanh Long có một bản đúc kết dày 30 trang giảng giải cặn kẽ những chi tiết kiến trúc và biểu tượng triết học dân tộc. Muốn có bản đúc kết xin liên lạc với Giáo Xứ Mẹ Việt Nam theo địa chỉ phía trên. Mặc dù chưa hoàn tất, Thánh Ðường đã gây được nhiều tiếng vang. Một vài vị linh mục ở Việt Nam cũng như ở Hoa Kỳ dự tính xây dựng nhà thờ đã đến tham khảo đồ án. Giáo Hội tại Việt Nam cũng tỏ ý hoan nghênh và gửi đến nhiều tặng vật nhân dịp Lễ Thánh Hiến sắp tới, đáng kể nhất.
Giáo Xứ Báo Ðáp gửi tặng một Chuông đường kính 90cm, cao 1 mét 6, nặng 350 kí-lô đúc tại Kiên Lao, Bùi Chu.
Tổng Giáo Phận Huế gửi tặng Chiêng đường kính 1 mét.
Tổng Giáo Phận Sài Gòn gửi tặng Trống đường kính 1 mét.
Cha Sở Chính Tòa Bùi Chu gửi tặng một Kiệu Bát Cống sơn son thếp vàng. Kiệu sẽ được trưng bày ở ngay cổng Tam Quan.
Linh mục Nguyễn Thanh Long cho hay ngân khoản thanh toán cho nhà thầu hiện còn thiếu trên dưới một triệu Mỹ kim. Tính từ nay cho đến ngày lễ Thánh Hiến chỉ còn hơn ba tháng. Khi hỏi tìm đâu ra tài khoản lớn như vậy, linh mục cho hay ông tin rằng tất cả những người Việt Nam khi được biết đến Giấc Mơ Việt Namsẽ giúp ông vượt qua khó khăn này.
Chúng tôi kêu gọi tất cả chúng ta hãy mỗi người một tay cùng linh mục Nguyễn Thanh Long hoàn thành Giấc Mơ Việt Nam. Mọi chi phiếu yểm trợ, xin gửi về: Giáo Xứ Mẹ Việt Nam, 11814 New Hampshire Ave., Silver Spring, MD 20904